Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

NGHỆ THUẬT “ĂN Ở” NƠI CÔNG SỞ

by Trainer Dang Tuan Tien
GIAO TIẾP CỞI MỞ NHƯNG THÔNG MINH
Thời gian bạn dành cho công ty đôi khi còn dài hơn cả thời gian cho gia đình. Do đó, một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần trang bị khi đi làm, đó là Kỹ năng “ăn ở” nơi công sở.
Nói cách khác, đó là kỹ năng giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp.
Và ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn, trong vai trò nhân viên, một số kỹ năng giao tiếp khéo léo khi gặp sếp.
1. SẴN SÀNG CỐNG HIẾN – TƯ DUY CẦU TIẾN:
Có một sự thật, tất cả những người lãnh đạo đều luôn mong muốn nhân viên của mình có thể trưởng thành thật nhanh để chung lưng gánh vác một phần vai trò, trách nhiệm cùng họ trong doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn thiện và nâng cấp bản thân, với điều kiện bạn là người có ý chí, tư duy cầu tiến, luôn khát khao học hỏi và phát triển.
Bên cạnh đó, việc chủ động nhận lãnh những nhiệm vụ khác, thử thách những công việc khác nằm ngoài vai trò của bản thân cũng là một cách chiếm cảm tình của cấp trên nhanh nhất.
2. LÀM CHO RA LẼ – TRÌNH BÀY CẶN KẼ:
Không người cấp trên nào muốn nhận lại một kết quả công việc nửa vời và hời hợt. Hãy dốc hết sức để hoàn thành tốt nhất những gì bạn được giao, vừa là để nâng cao uy tín cá nhân, vừa là thể hiện năng lực của bản thân với sếp.
Có 3 dạng nhân viên trong 1 tổ chức:
* 1 là những người làm dưới mức mong đợi,
* 2 là những người làm đúng mức mong đợi,
* Và cuối cùng là những người làm vượt mức mong đợi.
Không cần hỏi, chúng ta cũng sẽ biết đâu là những người được cấp trên yêu quý và thăng tiến dễ dàng.
Tương tự, khi giải quyết vấn đề mà cấp trên giao cho, bạn hãy đưa cho sếp bạn ít nhất 3 giải pháp. Điều đó thể hiện bạn đã dốc sức để tìm kiếm và lựa chọn rất nhiều phương án. Sau khi dùng quan điểm cá nhân để đề xuất giải pháp tối ưu nhất, bạn hãy để cấp trên ra quyết định cuối cùng.
3. GÓP Ý TẾ NHỊ – TRÁNH BỊ KỲ THỊ:
Dù sếp bạn có vị trí và vai trò cao đến đâu trong công ty chăng nữa, thì họ cũng là con người. Mà đã là con người thì đôi lúc cũng sẽ có lúc sai lầm và khiếm khuyết.
Giữa một nhân viên chỉ biết vâng lời, làm theo như cái máy và một nhân viên dám dũng cảm nêu ra chính kiến để góp ý giúp cấp trên tốt hơn, tôi tin rằng, một người lãnh đạo tốt sẽ luôn đánh giá cao người thứ hai vì đó là nhân tài trong tổ chức.
Góp ý chân thành nhưng không kém phần khéo léo và tế nhị, là một trong những yếu tố để bạn ghi điểm trong mắt sếp của mình.

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận