Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay

by Đặng Tuấn Tiến
Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Văn hóa doanh nghiệp luôn là yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng môi trường làm việc; và gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau. Ngoài ra, đây còn là một nhân tố giúp công ty dễ dàng đặt ra được những mục tiêu và đạt được chúng trong thời gian ngắn nhất. Thế nhưng, trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp còn là một vấn đề có khá nhiều bất cập. Do đó mà các doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp; để xác định hướng đi đúng đắn trong việc phát triển công ty. Cùng chuyên gia Đặng Tuấn tiến khám phá ngay các dạng, các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất nhé!

Các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp tồn tại ở những dạng nào?

Các loại mô hình doanh nghiệp tồn tại ở những dạng nào? và đâu là mô hình phổ biến nhất hiện nay?

Các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất

Loại mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có lễ là loại mô hình mà chúng ta thường xuyên bắt cả tại bất kỳ một công ty nào đó. Đặc điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp này chính là chúng thường sở hữu môi trường làm việc gần gũi, thân thiện; và đề cao sự đồng thuận, thúc đẩy để phát triển cho nhau trong quá trình làm việc đội nhóm. Đây được xem là một trong bốn các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp có tính hợp tác khá cao; và ít có sự cạnh tranh trong môi trường làm việc.

Loại mô hình văn hóa theo kiểu gia đình thường có tính khép kín. Do đó mà chúng thường sẽ phù hợp với những công ty có quy mô nhỏ. Chính vì điều này mà loại mô hình này đang rất được ưa chuộng tại các nước á đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,…; người lãnh đạo trong công ty đóng vai trò như một người chủ gia đình mang trong mình trách nhiệm chăm lo, săn sóc cho toàn bộ đứa con của mình là nhân viên trong công ty.

Ưu điểm của mô hình 

Là sợi dây liên kết sự gắn bó bền chặt giữa các thành viên; từ lòng trung thành cùng những giá trị cốt lõi truyền thống.

Nhược điểm của mô hình

Các giá trị văn hóa trong gia đình vô tình sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển và sáng tạo của các thành viên trong công ty. Việc trao hết toàn bộ quyền hành cho người chủ doanh nghiệp là những người lớn tuổi nắm giữ sẽ khiến các lớp nhân viên trẻ cảm thấy không còn động lực để cống hiến; và thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc.

Các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp theo thị trường

Yếu tố chủ chốt trong mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường chính là Sự đòi hỏi trong việc hoàn thành công việc với một kết quả tốt nhất. Do đó, mỗi nhân viên trong công ty đều phải hiểu rõ được trách nhiệm; và vai trò của mình trong việc hoàn thành công việc. Chính vì thế mà người nhân viên trong mô hình này thường sẽ có xu hướng cống hiến mọi sức lực của mình; để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Loại mô hình văn hóa doanh nghiệp theo thị trường thường sẽ thích hợp với những doanh nghiệp có các nhóm, bộ phận nhân viên làm việc tập thể; hay theo dự án này đặc tính đàn hồi. Sau mỗi dự án kết thúc, các thành viên trong mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường thường xuyên mất kết nối giảm tương tác lại với nhau.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp

Mô hình doanh nghiệp tác động rất lớn đến sự phát triển của công ty.

Ưu điểm của mô hình 

Loại mô hình này là cơ sở để tạo nên sự bình đẳng trong môi trường làm việc; khuyến khích tất cả các thành viên có thể chủ động hơn trong công việc với một tinh thần ham học hỏi; tự giác nhằm đưa ra những kết quả tốt nhất. Từ đó, tạo điều kiện cho việc nâng cao và phát triển kỹ năng chuyên môn; góp phần thúc đẩy công việc được hoàn thành theo một hiệu suất tối ưu.

Nhược điểm

Thông thường, các nhóm làm việc trong một dự án ngắn thường sẽ không có mối quan hệ quá khắng khít; và sự gắn kết cũng trở nên tách rời sau khi công việc kết thúc.

Các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

Mục đích chính của mô hình văn hóa sáng tạo chính là mang đến cho các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Ban lãnh đạo của những doanh nghiệp này Thường là những người Có khả năng dẫn dắt và tổ chức hoạt động theo quy mô tư duy tiến bộ, họ sẵn sàng đương đầu với mọi rủi ro về thử thách trong công việc. Được làm việc trong một môi trường có mô hình hóa doanh nghiệp sáng tạo, người nhân viên sẽ được thỏa sức thể hiện đam mê của mình; và phát triển không ngừng; để đổi mới bản thân, phát huy Toàn lực năng lượng của mình. Thế nhưng, tồn tại trong môi trường làm việc này chính là những áp lực vô hình; và tính cạnh tranh khốc liệt vô cùng cao.

Mô hình này thường tồn tại trong lĩnh vực như marketing, công nghệ; vì cấu trúc đơn giản và không hề chịu áp lực về thứ bậc.

Ưu điểm của mô hình 

Được làm việc trong môi trường này chính là cơ hội để các cá nhân có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình cũng như nâng cao được kiến thức; mà không bị các quy trình phức tạp ràng buộc.

Nhược điểm

Môi trường này có tính cạnh tranh vô cùng cao nên nhân sự thường về tình trạng áp lực; và mất tinh thần khi làm việc. Chính vì điều đó, nếu các doanh nghiệp quyết định áp dụng mô hình văn hóa này trong công ty; họ cần phải có một kế hoạch truyền thông nội bộ sao cho thật cụ thể. Ngoài ra, còn cung cấp chế độ đãi ngộ phúc lợi phù hợp đối với nhân viên của mình.

Mô hình văn hóa thứ bậc

Mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc là một trong những mô hình được thể hiện rõ qua việc áp dụng quy trình làm gì có một quá trình hoạt động; và có sự rõ ràng thúc đẩy sự phát triển và tăng cường ổn định lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế mà mọi công việc trong tổ chức đều sẽ được quản lý một cách chặt chẽ bởi các ban lãnh đạo được phân chia theo hệ thống thứ bậc; và toàn thể nhân viên phải có trách nhiệm tuân theo mọi sự chỉ đạo của người đó. Mô hình này thường được bắt gặp trong các cơ quan nhà nước; nhà máy tại các bệnh viện với nhiều cấp bậc khác nhau; được theo dõi sát sao.

Ưu điểm của mô hình

Doanh nghiệp có thể đi lên nhờ về quy trình hoạt động rõ ràng, thống nhất; và mọi công việc đều theo một hướng ổn định, phát triển với một mục tiêu dài hạn.

Nhược điểm

Mô hình này vô tình hạn chế khả năng học hỏi và sự sáng tạo của nhân viên. Tất cả các sự thay đổi trong công việc đều phải trải qua những công đoạn khác cũng khá nhiều thời gian, công sức. Cụ nhất chính là chúng ta cần phải thông qua nhận thức quản lý; và đang lãnh đạo với các hướng dẫn.

 

Nâng cao và thúc đẩy sự phát triển

Các mô hình này đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Tổng kết

Việc lựa chọn loại mô hình văn hóa phù hợp với chính là tiền đề để nâng cao hiệu quả làm việc; và sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà các chủ doanh nghiệp, người đứng đầu cần phải có cái nhìn; và lựa chọn sáng suốt nhằm tạo nên một môi trường làm việc năng động; và hiện đại.

Qua những thông tin vừa rồi, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến các mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất. Chuyên gia Đặng Tuấn Tiến, Nơi mà bạn có thể tìm thấy được những lời khuyên bổ ích về khả năng lãnh đạo; và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sự nghiệp tương lai. Liên hệ ngay với chuyên về để được tư vấn; và hỗ trợ nhé! 

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận