Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Biểu Hiện Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì?

by Đặng Tuấn Tiến
biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có giá trị thiết thực đối với mọi công ty. Triết lý xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp được nhiều công ty hàng đầu sử dụng như một kim chỉ nam cho sự thành công của mình. Vậy các biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Văn hóa công ty là gì?

Văn hóa doanh nghiệp, hay còn gọi là văn hóa công ty được hình thành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ là văn hóa giao tiếp, mà còn là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố tạo nên giá trị vô hình, không thể trộn lẫn với các doanh nghiệp khác.

Mục đích của văn hóa doanh nghiệp là:

  • Nâng cao tiềm năng
  • Phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nhân viên
  • Tạo động lực làm việc cho nhân viên để tăng lợi nhuận cho công ty.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ đâu?

Để hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, trước tiên chúng ta cần biết nó bắt đầu từ đâu. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các giá trị cảm hứng từ nhà lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp. Mỗi thành viên khi bước vào doanh nghiệp phải được truyền cảm hứng từ tinh thần của văn hóa để nó được hoàn thiện, duy trì và phát huy. Tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp thường chia sẻ một số giá trị tiêu biểu như sau:

  • Chính trực: Trung thực trong công việc.
  • Kỷ luật bản thân: Có hoài bão, tự giác trong công việc, không ngại khó.
  • Sự thận trọng: Khả năng hành động, biết cách xử lý tình huống phù hợp.

Nhiều giá trị khác cũng được đề cập đến, chẳng hạn như sự tin tưởng, sự sáng tạo,… Những giá trị này định hướng cho văn hóa doanh nghiệp. Nó chi phối mọi hành vi, phương pháp làm việc và ứng xử của tất cả các thành viên trong công ty. Và các văn hóa này trở thành một truyền thống và phân biệt doanh nghiệp này với tất cả những doanh nghiệp khác.

Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện hữu hình (trực quan) của văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện hữu hình chính là các biểu hiện xuất hiện bên ngoài công ty và dễ dàng quan sát. Ví dụ:

  • Quần áo làm việc
  • Môi trường làm việc
  • Chế độ lương, thưởng
  • Cách các nhân viên đối xử và làm việc với nhau
  • Cách nhân viên cân bằng công việc và cuộc sống
  • Mô tả công việc
  • Cơ cấu tổ chức
Biểu hiện hữu hình được thể hiện rõ nét và dễ dàng nhận thấy được

Biểu hiện hữu hình được thể hiện rõ nét và dễ dàng nhận thấy được

Những dấu hiệu này có thể nhận thấy, quan sát được và tác động trực tiếp đến toàn bộ nhân viên và khách hàng của công ty. Nếu những biểu hiện này mang tính tích cực, nó sẽ giúp nhân viên hăng say với công việc hơn.

Đồng thời, giúp nhân viên của doanh nghiệp có được cách làm việc chuyên nghiệp, thống nhất, tạo được sự đồng cảm và tin tưởng với khách hàng.

Biểu hiện vô hình (phi trực quan) của văn hóa doanh nghiệp

Những biểu hiện vô hình được coi là giá trị cốt lõi của công ty và không được thể hiện trực tiếp. Ví dụ như:

  • Các cuộc đối thoại riêng tư trong nội bộ với nhau
  • Niềm tin của tập thể
  • Cách xử lý tình huống trong team
  • Các quy tắc vô hình trong công ty
  • Thái độ ứng xử

Những giá trị này không thể được truyền đạt trong một sớm một chiều, mà người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và truyền đạt tinh thần, văn hóa kinh doanh, cũng như các giá trị cốt lõi cho nhân viên mỗi ngày.

Biểu hiện vô hình trong văn hóa doanh nghiệp thường không biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài

Biểu hiện vô hình thường không biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài

Đặc điểm biểu hiện văn hóa doanh nghiệp

Mỗi biểu hiện thể hiện một cấp độ văn hóa doanh nghiệp khác nhau.

Cấu trúc hữu hình, những biểu hiện có thể nhìn thấy là cấp độ cơ bản nhất, chẳng hạn như kiến trúc, cách bài trí, bộ nhận diện thương hiệu,…

Cấp độ thứ hai là những giá trị được tuyên bố, được hiểu là những giá trị về niềm tin, triết lý và mục tiêu kinh được các thành viên đồng thuận.

Cấp độ thứ ba là những quan niệm chung; bao gồm các cơ sở hành vi, là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức của từng cá nhân, thành viên thuộc tổ chức. Vậy nên các công ty đều phải cố gắng nâng cao để từng bước thuần thục và đạt được cấp độ văn hóa cao nhất.

Cách thực hành biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Mỗi công ty tạo ra quy tắc ứng xử văn hóa riêng trong kinh doanh. Các quy tắc ứng xử văn hóa phổ biến nhất là:

Biểu hiện của văn hóa giao tiếp chào hỏi trong doanh nghiệp

Chào hỏi là một kỹ năng cơ bản trong môi trường làm việc. Và những điều đơn giản nhất như cúi chào, bắt tay, chào hỏi đều trở thành quy tắc.

Văn hóa chào hỏi là một trong những kỹ năng cần thiết để tạo và duy trì quan hệ

Văn hóa chào hỏi là một trong những kỹ năng cần thiết để tạo và duy trì quan hệ

Văn hóa giới thiệu và tự giới thiệu bản thân

Giới thiệu và tự giới thiệu bản thân là thông lệ phổ biến trong các doanh nghiệp và tổ chức, giúp các thành viên trong công ty hiểu nhau hơn.

Biểu hiện của văn hóa sử dụng danh thiếp trong doanh nghiệp

Danh thiếp được trao đổi và sử dụng như một phương tiện giới thiệu và xây dựng mối quan hệ.

Văn hóa lời nói

Cách bạn nói và cư xử không chỉ phản ánh văn hóa của cá nhân người nói, mà còn là văn hóa của công ty bạn.

Văn hóa ứng xử với khách hàng và đối tác

Văn hóa thể hiện thái độ lịch sự, chuyên nghiệp của nhân viên với khách hàng và đối tác là nét văn hóa áp dụng chung cho môi trường công sở.

Với khách hàng, đối tác thì nhân viên cần thể hiện sự lịch sự, thân thiện

Với khách hàng, đối tác thì nhân viên cần thể hiện sự lịch sự, thân thiện

Văn hóa giao tiếp qua điện thoại

Cách bạn cư xử, giao tiếp qua điện thoại với đồng nghiệp, khách hàng,… thể hiện rõ thái độ của bạn và văn hóa của công ty bạn.

Các đối tượng khác nhau có cách giao tiếp khác nhau. Nhưng bạn vẫn cần thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với đối tác và khách hàng.

Văn hóa làm việc

Biểu hiện của văn hóa này thể hiện ở tác phong, giờ giấc làm việc, cách thức hội họp, địa điểm họp, thời gian họp, tác phong hội họp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ đối nội, đối ngoại,…

Lời kết

Trên đây là thông tin về các biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn cần đào tạo nhân viên của mình để làm quen với văn hóa doanh nghiệp của công ty thì khóa học của tôi chắc chắn sẽ là giải pháp tuyệt vời cho bạn đấy! Liên hệ ngay với tôi để biết thêm chi tiết khóa học nhé! Tôi là Đặng Tuấn Tiến – luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển vượt bậc với kinh nghiệm hơn 10 năm.

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận