Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Ý Thức Trách Nhiệm Là Gì? Vì Sao Nên Nâng Cao Ý Thức Trách Nhiệm?

Ý Thức Trách Nhiệm Là Gì? Vì Sao Nên Nâng Cao Ý Thức Trách Nhiệm?

Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu nhất của một công ty hay doanh nghiệp. Và mối quan tâm rất lớn đối với nhà quản lý, tổ chức đó là việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của nhân viên. Từ đó mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, đồng thời phát triển năng lực của nhân viên. Vậy ý thức trách nhiệm là gì? Cùng tôi tìm hiểu về khái niệm, dấu hiệu và các ví dụ về ý thức trách nhiệm trong công việc, làm việc của nhân viên trong bài viết dưới đây.

Ý thức trách nhiệm là gì?

Ý thức trách nhiệm là thái độ của một người đối với công việc và công ty của họ. Mức độ ý thức trách nhiệm của một người không chỉ là trách nhiệm với cấp trên, với đồng nghiệp, mà trước hết là trách nhiệm đối với chính bản thân. Sở dĩ như vậy là vì họ ý thức được vai trò làm chủ công việc của chính mình. Mình chính là người đưa quyền ra quyết định tham dự tổ chức này hay tổ chức khác, hoặc có quyền lựa chọn công việc này hay công việc khác. Tất cả là lựa chọn của chính mình nên phải có trách nhiệm với những lựa chọn đó.

Ý thức trách nhiệm là thái độ của một người đối với công việc và công ty của họ

Ý thức trách nhiệm là thái độ của một người đối với công việc và công ty của họ

Những dấu hiệu của ý thức trách nhiệm trong công việc là gì?

Chúng ta có thể nhận biết ý thức trách nhiệm của một nhân viên thông qua 6 dấu hiệu về thái độ và hành vi sau đây:

  • Tuân thủ nội quy và các quy định của tổ chức
  • Làm việc một cách tự giác
  • Làm việc một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt
  • Luôn nỗ lực hết sức mình để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, công việc mà cấp trên giao cho
  • Có tinh thần đóng góp ý kiến, hoặc đóng góp công sức cho cấp trên, đồng nghiệp một cách tự nguyện, tự giác nhằm góp phần xây dựng tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp hơn
  • Có tinh thần hợp tác cao trong tất cả công việc với các thành viên khác trong tổ chức
  • Không đùn đẩy hay đổ thừa nhiệm qua cho người khác

Vì sao nên nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc?

Tính chuyên nghiệp sẽ xuất phát từ ý thức của nhân viên làm việc vì nghĩa vụ và trách nhiệm với tổ chức, công ty, với đồng nghiệp và chính bản thân người đó.

Vì vậy, khi nhân viên hiểu được ý thức trách nhiệm của họ là gì, năng suất lao động sẽ tăng thêm. Từ đó, doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh tế lâu dài và bền vững; đồng thời giảm thiểu được sự lãng phí trong nguồn lực vật chất và con người.

Các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc nâng cao ý thức làm việc của nhân viên

Các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc nâng cao ý thức làm việc của nhân viên

Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm trong công việc còn là một nét văn hóa doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, khi lao động Việt Nam nâng cao được ý thức trách nhiệm trong công việc, họ sẽ đưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá mới về nhân viên Việt Nam. Qua đó góp phần nâng cao vị thế của người Việt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, và thu hút nhiều doanh nghiệp vào Việt Nam hơn.

Làm sao để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc?

Là nhân viên thì chúng ta nên làm gì để nâng cao ý thức trách nhiệm? Hãy cùng đọc các tips tiếp sau đây và tìm cho mình câu trả lời nhé!

Bàn giao công việc đúng thời hạn

Không phải lúc nào cũng có người theo sát để nhắc nhở bạn về điều này. Do đó, bạn nên ý thức rằng mỗi công việc được giao cho bạn đều có deadline cụ thể. Deadline này có thể là cấp trên đưa cho bạn; hoặc là bạn tự “deal” với cấp trên tùy vào từng nhiệm vụ.

Nếu là bạn tự đưa ra deadline, bạn phải tính toán khung thời gian tương đối phù hợp để hoàn thành. Làm sao để công việc đạt chất lượng ở mức độ hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể đặt “không giới hạn” về ngày tháng. Bạn cần chú ý rằng đừng đặt deadline “quá nuôi chiều bản thân”. Bởi vì không vị cấp trên nào muốn nhân viên của mình chậm trễ công việc cả.

Ngoài ra, không hoàn thành đúng deadline đồng nghĩa với việc là bạn phải làm bù. Điều đó sẽ tác động đến chất lượng các nhiệm vụ, công việc khác.

Chủ động sắp xếp công việc

Đây cũng là tip hay thể hiện được bạn hiểu rõ ý thức trách nhiệm của mình là gì. Bạn nên phân chia các công việc cần làm hợp lý theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Ví dụ, bạn được giao một bảng danh mục các công việc thì đừng khi nào chủ quan bỏ qua những việc nhỏ, hay dồn lại để xử lý sau. Vì sự chủ quan sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.

Chủ động sắp xếp trong công việc cũng là một ví dụ hay về nâng cao ý thức trách nhiệm

Chủ động sắp xếp trong công việc cũng là một ví dụ hay về nâng cao ý thức trách nhiệm

Tận dụng thời gian

Có rất ít những tình huống mà cấp trên yêu cầu nhân viên của họ phải hoàn thành công việc trong một khung thời gian quá gấp gáp. Trừ một số trường hợp phải tăng cường tiến độ hoạt động. Vậy nên đừng ngụy biện cho việc không hoàn thành; hay không đạt kết quả tốt công việc do không đủ giờ giấc. Thiếu giờ giấc hoàn thành công việc đa phần là do nhân viên dùng thời gian chưa hợp lý.

Tạm kết

Với những thông tin và ví dụ trên, hy vọng bạn có thể rèn luyện cho mình sự chủ động và ý thức trách nhiệm trong công việc. Chúc bạn luôn đạt kết quả tốt nhất trên con đường sự nghiệp của mình.

Đừng quên theo dõi các bài viết khác của tôi tại Website: https://dangtuantien.com nhé!

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận