Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Vai Trò Của Lãnh Đạo Cấp Phòng Và Tiêu Chuẩn Để Bổ Nhiệm

by huynhdoanquoccuong
Vai Trò Của Lãnh Đạo Cấp Phòng

Để được bổ nhiệm và giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo cấp phòng thì đòi hỏi người nhân viên cần phải nỗ lực làm việc; cống hiến, nâng cao trình độ, khả năng, năng lực chuyên môn để đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm. Vậy lãnh đạo cấp phòng là gì? Có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Để được bổ nhiệm phải đáp ứng đủ điều kiện gì? Mời bạn cùng Chuyên gia Đặng Tuấn Tiến tìm hiểu kỹ hơn về vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng trong bài viết này nhé!

Lãnh Đạo Cấp Phòng Là Gì?

Người giữ vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng phải là những cán bộ; công chức có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. Ngoài ra, còn phải có có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có phẩm chất, đạo đức và lối sống tốt đẹp.

Lãnh Đạo Cấp Phòng Là Gì?

Lãnh đạo cấp phòng là gì?

Bên cạnh đó còn cần có tác phong và năng lực của một lãnh đạo, đứng ra điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; có trách nhiệm trong công tác được cơ quan bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo; quản lý các cấp phòng ban.

Vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng

Vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng là trực tiếp truyền tải và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên. Đây được xem là đầu nguồn trong quy trình, quản lý và vận hành các hoạt động của phòng ban. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Là nơi phản ánh các yêu cầu, nguyện vọng; đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên.
  • Vai trò giúp các cơ quan quản lý những ngành nghề; dịch vụ công làm việc ở trình độ, nhiệm vụ được phân công…
  • Là người quản lý cấp dưới; quản trị những hoạt động thuộc phòng ban mình.
  • Là người đưa ra kế hoạch, quản lý việc làm; phân công trách nhiệm cho nhân viên cấp dưới.
  • Điều tiết công việc, truyền cảm hứng; động lực cho mọi người thuộc phòng ban của mình.

Chức năng và nhiệm vụ

Vai trò của lãnh đạo cấp phòng có nhiệm vụ và chức năng cụ thể như sau:

  • Xây dựng và trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền các đề án, dự án thuộc lĩnh vực hoạt động.
  • Xây dựng và trình người đứng đầu đơn vị các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác; làm việc theo trình độ theo pháp lý.
Chức năng và nhiệm vụ 

Chức năng và nhiệm vụ của một lãnh đạo cấp phòng

  • Phát hành những quyết định hành động; quy hoạch; kế hoạch dài hạn, hằng năm thuộc ngành quản trị của phòng.
  • Tổ chức triển khai công tác làm việc của phòng; hối thúc hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực thi ngành công tác; làm việc do phòng quản trị.
  • Quản lý con người, cơ sở vật chất và kinh tế tài chính của phòng.
  • Thực hiện trách nhiệm khác theo sự phân công của thủ trưởng cấp trên.

Tiêu Chuẩn Để Bổ Nhiệm Vào Vị Trí Vai Trò Của Người Lãnh Đạo Cấp Phòng

Điều kiện bổ nhiệm lên vị trí giữ vai trò của lãnh đạo cấp phòng

  • Người muốn được bổ nhiệm vào vị trí vai trò của lãnh đạp cấp phòng phải đáp ứng tiêu chuẩn chung; tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.
  • Đã được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ; hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến.
  • Đã xác minh hồ sơ, lý lịch cá nhân, có bản kê khai tài sản và thu nhập.
  • Đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật. Không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Tiêu chuẩn chung

Tiêu chuẩn chung cần phải có đối với người giữ vị trí vai trò của lãnh đạo cấp phòng như sau:

  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, của Đảng và nhà nước Việt Nam.
  • Kiên định và thấm nhuần tư tưởng Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Có phẩm chất đạo đức, lối sống trung thực. Khiêm tốn, chân thành, cần kiệm liêm chính… là đức tín quý.
  • Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; quản lý doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao.
  • Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn va phương pháp làm việc khoa học. Có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.
  • Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Tiêu Chuẩn Để Bổ Nhiệm Vào Vị Trí Vai Trò Của Người Lãnh Đạo Cấp Phòng

Hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – Người lãnh đạo đứng đầu Đất nước Việt Nam

Tiêu chuẩn riêng

Người giữ vị trí vai trò của lãnh đạo cấp phòng chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của phòng ban bao gồm:

  • Tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng.
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các công chức, viên chức và người lao động trong phòng.
  • Có thời gian công tác trong ngành tối thiểu từ 05 năm trở lên. Trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
  • Có thời gian đảm nhiệm chức vụ quản lý Phó Trưởng phòng hoặc tương đương tối thiểu từ 01 năm trở lên.
  • Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ.
  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
  • Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
  • Có chứng chỉ quản lý doanh nghiệp, nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
  • Tiêu chuẩn chức danh Phó trưởng phòng
  • Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
  • Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
  • Có chứng chỉ quản lý doanh nghiệp, nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên.

Tạm Kết

Thông qua bài viết này chúng ta hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của lãnh đạo cấp phòng. Bên cạnh đó nắm rõ các yếu tố cản trở lãnh đạo cấp phòng thực hiện tốt vai trò chức trách lãnh đạo quản lý.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm và đăng ký khóa học về đào tạo nhân sự; thì khóa học “Đào tạo đồng hành tối ưu” của Chuyên gia Đặng Tuấn Tiến sẽ giúp bạn làm điều đó. Thông qua khóa học, sẽ giúp bạn nắm bắt tâm lý nhân sự tốt hơn; có định hướng đúng để điều chỉnh nhân sự theo văn hóa riêng của công ty. Và đặc biệt là giúp nhân sự ngày càng phát triển vững mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận