Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Thái Độ Làm Việc Là Gì? Các Tiêu Chí Đánh Giá Thái Độ Trong Công Việc

Thái Độ Làm Việc Là Gì? Các Tiêu Chí Đánh Giá Thái Độ Trong Công Việc

Nếu kỹ năng và kinh nghiệm được coi là các yếu tố cần thiết cho công việc thì thái độ làm việc của nhân viên lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một người với kỹ năng chuyên môn cao đáng ngưỡng mộ, nhưng thái độ trong công việc tồi tệ liệu có ảnh hưởng tốt và cơ hội thăng tiến không? Tìm hiểu về vai trò của thái độ làm việc là gì và các tiêu chí đánh giá trong bài viết dưới đây nhé!

Thái độ làm việc là gì?

Thái độ làm việc của nhân viên bao gồm nhiều yếu tố như nhận thức và cách thức hành xử trong môi trường làm việc. Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa thái độ với tính cách. Tuy nhiên vẫn có những người có thể vượt qua ranh giới cái tôi của mình để hòa nhập với mọi người, và đặt giá trị công việc lên hàng đầu.

Thái độ làm việc là gì?

Thái độ làm việc là gì?

Mỗi thái độ sẽ dẫn tới những kiểu hành vi nhất định. Ví dụ:

  • Thái độ tích cực: Nhân viên có nhiều năng lượng, nhiệt huyết và sự thoải mái để làm việc. Họ có sự chủ động trong công việc và tâm huyết với những gì mình đang làm.
  • Thái độ tiêu cực: Nhân viên thường có tâm lý mệt mỏi, chán nản, ít hứng thú; tệ hơn là chậm deadline hoặc đạt hiệu suất thấp. Họ có thể muốn quiet quitting rồi dẫn đến thật sự nghỉ việc.

Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng?

Đây được xem là một yếu tố quan trọng để biết được chúng ta có thể tiến bộ và làm tốt tại nơi công sở. Một người có thái độ tích cực trong công việc sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi. Hơn nữa, thái độ tích cực còn đến từ cách ứng xử với các đồng nghiệp khác.

Dù biết rằng công việc cần tới kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng các yếu tố này chỉ chiếm 30%; 70% còn lại sẽ thuộc về thái độ của nhân viên. Kể cả bạn có tài năng hoặc có bằng cấp cao đến đâu, khi bạn thiếu sự tôn trọng với những người xung quanh, hay không cố gắng phát triển chuyên môn, sự nghiệp của bạn sẽ khó mà có bước tiến.

Kỹ năng và kinh nghiệm chỉ chiếm 30%, 70% còn lại thuộc về thái độ làm việc của nhân viên

Kỹ năng và kinh nghiệm chỉ chiếm 30%, 70% còn lại thuộc về thái độ làm việc của nhân viên

Các tiêu chí đánh giá thái độ làm việc

Sự chủ động trong công việc

Là yếu tố đầu tiên để biết liệu bạn có thái độ tốt với nghề nghiệp hay không. Yếu tố này được thể hiện qua việc bạn có chủ động với công việc chung và với kế hoạch của riêng bạn.

Khi bạn có thái độ tốt, bạn sẽ luôn cố hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao mà không cần nhắc nhở. Chỉ cần mỗi người có tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình thì các dự án chung cũng như hoạt động làm việc nhóm mới hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi bạn tìm sự hỗ trợ khi có thắc mắc và chủ động giúp đỡ người khác cũng thể hiện sự chủ động trong công việc.

Thái độ hợp tác làm việc

Thái độ hợp tác tốt là khi một người biết tự kiểm soát cảm xúc và cái tôi của mình. Họ có được sự dĩ hoà vi quý trong không chỉ một mà trong nhiều hội nhóm.

Bạn có thể là người hướng nội nhưng bạn vẫn biết cách giao tiếp với người khác; hoặc bạn là người hướng ngoại và luôn cố gắng giúp một tập thể hòa đồng với nhau. Từ đó lan toả năng lượng tích cực tới mọi người.

Động lực làm việc

Hay còn gọi là năng lượng làm việc chính là thái độ không thể thiếu trong công việc. Tinh thần uể oải và trì trệ công việc chính là thái độ tiêu cực bạn cần tránh.

Tinh thần uể oải và trì trệ công việc chính là thái độ tiêu cực bạn cần tránh

Tinh thần uể oải và trì trệ công việc chính là thái độ tiêu cực bạn cần tránh

Mỗi người sẽ có động lực khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi có được đam mê và sự thúc đẩy để cống hiến cho mục tiêu chính là khi bạn có thái độ tích cực trong công việc. Và không chỉ vì mục tiêu chung của tổ chức; bạn cũng cần nỗ lực cho kế hoạch phát triển cá nhân.

Trung thực

Tiêu chí tiếp theo để đánh giá thái độ làm việc đó là sự trung thực. Người trung thực sẽ là người dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Bạn nên hành xử dựa trên cơ sở chân thành và “trước sau như một” đối với đồng nghiệp; cũng như các nhiệm vụ trong công việc.

Sự tôn trọng

Người có thái độ làm việc chuyên nghiệp là người biết tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và của cấp trên. Bạn cần biết rằng ý kiến của mỗi cá nhân đều có giá trị và nên được lắng nghe.

Thể hiện tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và của cấp trên

Thể hiện tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và của cấp trên

Ví dụ, nếu bạn liên tục ngó lơ khi đồng nghiệp lên tiếng trong một buổi họp; hoặc chen ngang, nói chèn khi người khác đang chia sẻ, thì bạn đang thiếu sự tôn trọng dành cho mọi người.

Ngoài ra, tính tự ái khi bị nhận xét hay góp ý cũng là một hành động nên tránh.

Tinh thần học hỏi

Việc luôn làm mới bản thân, ham học hỏi và chấp nhận thử thách có thể nói lên rất nhiều về thái độ làm việc của bạn.
Kiến thức và kinh nghiệm là vô biên. Vì vậy, khi một nhân viên ý thức được điều này, họ sẽ không tạm hài lòng với những gì họ đã biết. Luôn hướng tới việc làm giàu kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm thì bạn mới có cơ hội làm bản thân mình có giá trị hơn về nhiều mặt.

Lời kết

Mọi doanh nghiệp sẽ có khả năng thành công nếu như mọi nhân viên đều có thái độ làm việc tích cực. Có được yếu tố này, bạn sẽ không chỉ đóng góp cho tập thể; mà còn có cơ hội phát triển bản thân lên một mức độ mới.

Để có bước tiến mới trong công việc cũng như quá trình làm mới bản thân, bạn đừng quên cập nhật các bài viết mới của tôi tại website https://dangtuantien.com nhé!

Xem thêm: Thực Trạng Doanh Nghiệp Việt Nam Hiện Nay

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận