Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

SỰ CỐNG HIẾN và SỰ HY SINH

by Trainer Dang Tuan Tien

Trước khi học kỹ năng truyền lửa và tạo động lực cho nhân viên hiệu quả, người quản lý cần phải phân biệt rõ đâu là sự CỐNG HIẾN và đâu là sự HY SINH. Có thể hiểu “nôm na” thế này:

🎯 Cống hiến:
— Là sự đóng góp giá trị cá nhân trên tinh thần tự nguyện.
— Người cống hiến luôn cảm thấy các cảm xúc tích cực khi được đóng góp giá trị của mình cho một tổ chức, cộng đồng, khi thực hiện một sứ mạng hay nhiệm vụ nào đó.
— Các cảm xúc tích cực đó có thể là sự hào hứng, niềm hạnh phúc hoặc sự tự hào, v.v…

🎯 Hy sinh:
— Là sự chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. (Theo Wikipedia).
——————-
🤔 Vậy sự khác nhau là gì?
— Chưa hẳn lúc nào người hy sinh cũng cảm nhận được rằng, sự hy sinh của họ là vì một “lý tưởng hay mục tiêu ” tốt đẹp. Do đó, trong một số trường hợp, sự hy sinh không xuất phát từ sự tự nguyện mà từ sự ép buộc hoặc áp đặt. (Hãy nhìn lại những cuộc chiến trong lịch sử, có rất nhiều sự hy sinh. Và tôi tin chắc rằng, không phải người lính nào cũng hào hứng khi ra chiến trường.)
——————-
😉 Hiểu một cách đơn giản:
🎯 Lãnh đạo giỏi trong việc khích lệ truyền lửa là:
— Người có khả năng khiến nhân viên tự nguyện cống hiến vì một sứ mạng, mục tiêu nào đó mà người nhân viên đó tin rằng điều đó là cao cả và vĩ đại.
— Và do đó, khi gặp khó khăn hay đối mặt với thách thức, họ vẫn thấy vui, hạnh phúc hay tự hào khi làm điều đó.
— Điều này ảnh hưởng rất nhiều bởi: cách thức giao nhiệm vụ và đánh giá khi nhiệm vụ hoàn thành, đi kèm với việc khích lệ (Open) và ghi nhận (Complete) sự cống hiến của nhân viên.

🎯 Lãnh đạo khích lệ tồi là:
— Người chỉ biết đòi hỏi sự hy sinh của nhân viên và chỉ ghi nhận qua loa, hình thức, với những lời khen sáo rỗng hoặc thậm chí tệ hơn là bỏ quên điều đó.
——————-
🎯 Nói cách khác:
📌 Nhân viên cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi ĐƯỢC CỐNG HIẾN.
📌 Nhân viên có thể sẽ thấy bất mãn và mất lửa khi PHẢI HY SINH.
——————-
📌 Lãnh đạo TỒI khiến nhân viên mất niềm tin.
📌 Lãnh đạo GIỎI khiến nhân viên tin vào họ.
📌 Lãnh đạo VĨ ĐẠI khiến nhân viên tin vào chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận