Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Nâng Cấp Năng Lực Nhân Sự: 6 Phương Pháp Hữu Ích Nhất

by Đặng Tuấn Tiến
nâng cấp năng lực nhân sự

Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để một công ty phát triển bền vững. Yếu tố nhân sự mang đến nhiều giá trị cho cả doanh nghiệp và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải tạo nhiều cơ hội, điều kiện để để nhân sự phát triển. Đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá nâng cấp năng lực nhân sự của công ty hiệu quả hơn. Nhân sự cũng sẽ phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết. Dưới đây, Đặng Tuấn Tiến sẽ giúp bạn điểm qua một số phương pháp đào tạo năng lực nhân sự của công ty mà các nhà quản lý cần phải biết!

Các phương pháp nhằm nâng cấp năng lực nhân sự

Nắm rõ năng lực của mỗi nhân sự

Đối với một nhà lãnh đạo hay một người quản lý việc nắm rõ khả năng của từng nhân viên trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó giúp cho bạn điều phối công việc được tốt hơn. Giúp phân chia công việc phù hợp với năng lực và điểm mạnh của mỗi người. Kéo theo hiệu suất công việc được tăng cao.

Nhân viên được làm việc đúng với khả năng và sở thích. Điều này giúp nâng cấp năng lực nhân sự nhờ có hứng thú làm việc và gắn bó hơn.

Nâng cấp năng lực nhân sự phương pháp

Nắm rõ năng lực của mỗi nhân sự

Ngoài ra, việc nhìn nhận ra năng lực của một nhân viên cấp dưới giúp cấp lãnh đạo thăng chức cho họ vào các vị trí quan trọng. Chẳng hạn những người có thêm khả năng lên kế hoạch, quản lý thì thường được thăng chức làm quản lý. Những người có năng lực cao sẽ giúp ích được rất nhiều cho công ty trong tương lai.

Tuy nhiên, để có thể nắm rõ được năng lực của từng thành viên trong doanh nghiệp bạn sẽ phải tốn kha khá thời gian quan sát. Đồng thời xem xét hiệu quả trong công việc, tìm hiểu về tính cách, giao tiếp…Từ đó đưa ra được những đánh giá năng lực nhân sự về cấp dưới của mình. Đồng thời cũng cần đưa ra các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. 

Môi trường làm việc có hiệu quả

Để nhân viên có thể gắn bó với công ty được lâu dài, tăng thêm tính đoàn kết thì môi trường làm việc là một trong các yếu tố quan trọng.

Môi trường làm việc tốt trước tiên phải là một nơi có đầy đủ không gian, trang thiết bị, đồ dùng cơ bản. Giúp nhân viên có thể tập trung làm việc.

Tiếp theo đó là môi trường có nhiều cơ hội để phát triển, thăng tiến. Như vậy sẽ thu hút được nhiều nhân lực. Đặc biệt là khích lệ tinh thần phấn đấu của các thành viên.

Thứ ba là tinh thần đoàn kết, tập thể, hỗ trợ nhau. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên có tinh thần thoải mái hơn.

Luôn công bằng giữa các nhân viên

Nhiều doanh nghiệp hiện nay hay gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nguyên do nằm ở các chính sách thưởng, phạt không công bằng. Dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề trong nội bộ. 

Luôn công bằng giữa các nhân viên

Luôn công bằng giữa các nhân viên

Để giải quyết vấn đề này cũng như giúp nâng cấp năng lực nhân sự cấp cao cần phải đưa ra những quy định rõ ràng. Và áp dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Quy chế thưởng, phạt cần được thông báo một cách công khai để tất cả các nhân viên nắm bắt. Đồng thời phải đánh giá năng lực nhân viên công bằng mình bạch. 

Luôn luôn có kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho nhân viên

Người làm quản lý nhân sự cần phải đặc biệt chú ý tới vấn đề này. Nếu như mục tiêu và kế hoạch công việc không được rõ ràng sẽ khiến nhân viên rơi vào trạng thái “không biết nên bắt đầu từ đâu”. Dẫn tới tiêu tốn nhiều chi phí nhân lực. Nhưng không đem lại hiệu quả cao.

Một chiếc lược rõ ràng, bám sát vào mục tiêu sẽ giúp cho các nhà quản lý không bị đi lệch hướng. Khi lên một kế hoạch cần có kế hoạch lớn cho đến kế hoạch chi tiết. Lên quy trình đào tạo nhân viên mới. Cấp dưới cần hiểu được mục tiêu và kế hoạch lớn. Vừa để tự phân công theo năng lực nhân sự của công ty. Mà vừa hoàn thành tốt các kế hoạch được giao phó.

Việc lên một kế hoạch công việc chi tiết sẽ giúp cho công tác giám sát, quản lý trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Xử lý xung đột khéo léo và hiệu quả

Đối với những doanh nghiệp lớn thì chuyện xung đột giữa các phòng ban hay các nhân viên là điều bình thường. Và hoàn toàn không tránh khỏi. Những xung đột này thường được xuất phát từ các tranh chấp hoặc do các sự cố trong công việc gây nên.

Phương pháp nâng cấp năng lực nhân sự

Xử lý xung đột khéo léo và hiệu quả

Vì thế nhằm hạn chế những xung đột này cần phải xây dựng môi trường làm việc công bằng, cởi mở, hòa đồng. Tạo điều kiện cho các phòng ban có cơ hội giao lưu. Giúp nhân viên thấu hiểu nhau hơn. Điều này cũng giúp nâng cấp năng lực nhân sự hiệu quả. 

Khen ngợi và khen thưởng cho các nhân viên

Lời khen ngợi hay những phần thưởng nhỏ chính là một nguồn động lực để cho đội ngũ nhân viên của bạn phấn đấu để làm việc tốt hơn. Vì thế đừng tiết kiệm những lời khen hay khích lệ mỗi khi nhân viên làm việc có hiệu quả nhé.

Ngoài ra, nếu nhân viên làm việc vượt chỉ tiêu thì hãy khen thưởng để cho họ có thể phát huy ở những tháng tiếp theo. Khen ngợi và khen thưởng đúng lúc sẽ tạo nên niềm tin cho nhân viên, đặc biệt là giúp họ trở nên gắn bó hơn với công ty, doanh nghiệp.

Học cách đánh giá năng lực nhân sự với Đặng Tuấn Tiến 

Việc đánh giá năng lực của một người quả thật không dễ dàng gì. Không chỉ đơn giản là việc bạn nhìn vẻ bề ngoài một người trong khù khờ, làm việc chậm chạp, luôn lầm lì ít nói là khẳng định ngay đây là con người không có năng lực. Để đánh giá nâng cấp năng lực nhân sự sao cho đúng bạn phải nhìn vào rất nhiều khía cạnh khác nhau để có thể đánh giá.

Đồng hành và tối ưu "Đánh giá năng lực nhân viên công bằng minh bạch Đặng Tuấn Tiến

Chương trình đào tạo Đào tạo đồng hành và tối ưu

Nhưng bạn không biết phải dựa vào đâu để có thể đánh giá. Và bắt đầu nhìn nhận từ đâu để đánh giá nhân viên của mình. Đừng lo lắng với chương trình Đào tạo đồng hành và tối ưu “Đánh giá năng lực nhân viên công bằng minh bạch” của Đặng Tuấn Tiến sẽ giúp bạn giải đáp những khó khăn này với nội dung chương trình như sau:

1. Mục đích, mục tiêu và lợi ích của việc đánh giá

2. Những khó khăn khi đánh giá

    • Phản kháng từ nhân viên
    • Từ chính hệ thống đánh giá

3. Các phương pháp đánh giá một nhân viên

  • Phương pháp so sánh cặp
  • Phương pháp bảng điểm
  • Phương pháp so sánh theo mục tiêu
  • Phương pháp định lượng

4. Quy trình để đánh giá nhân viên

    • Xác định tiêu chí để đánh giá
    • Chuẩn bị đánh giá
    • Tiến trình đánh giá
    • Phỏng vấn trực tiếp
    • Hoàn tất quy trình đánh giá

5. Xử lý mâu thuẫn sau khi đánh giá

6. Các lỗi thường gặp khi đánh giá một nhân viên

    • Lỗi cảm tính chủ quan
    • Lỗi không đưa ra quyết đoán
    • Quá dễ dãi hoặc quá khắc khe

Lời kết

Phía trên đây là các phương pháp giúp nâng cấp năng lực nhân sự hiệu quả. Đừng quên tham gia khóa học, chương trình đào tạo của Đặng Tuấn Tiến ngay hôm nay nhé. Liên hệ với chún để được tư vấn sớm hơn và cụ thể hơn về khóa học – chương trình đào tạo nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận