Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Kỹ Năng Giao Tiếp Với Cấp Trên – Làm Thế Nào Để Chiếm Được Cảm Tình?

by nguyenngockimngan
kỹ năng giao tiếp với cấp trên

Khi đi làm ngoài việc mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh thì bạn cũng cần lưu ý đến cách giao tiếp với cấp trên. Cho dù bạn là một nhân viên gương mẫu, xuất sắc, có nhiều thành tích và tài năng, nhưng nếu không có cách ứng xử với mọi người đặc biệt là cấp trên đúng mực thì cũng không được đánh giá cao. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ gửi đến bạn hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp với cấp trên cơ bản, bên cạnh đó là các nguyên tắc văn hóa ứng xử, phép lịch sự cần nắm để bạn cải thiện hơn khi giao tiếp với cấp trên của mình. Mời bạn cùng xem nhé!

Các kỹ năng giao tiếp với cấp trên cơ bản

Biết lắng nghe và biết thấu hiểu

Kỹ năng giao tiếp với cấp trên đầu tiên cần phải ghi nhớ đó là học cách lắng nghe. Trên thực tế, không chỉ riêng sếp mà bất cứ ai cũng sẽ có cảm tình hơn với những người biết lắng nghe và thấu hiểu. Trong một cuộc họp hay khi cấp trên truyền tải một thông điệp, một vấn đề nào đó, bạn cần tập trung chú ý để nắm bắt vấn đề chính. Thỉnh thoảng nếu có vấn đề gì chưa rõ, hãy hỏi lại để nhận được những lời giải thích chi tiết hơn. Hãy nhớ rằng: “Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu”, đừng chỉ “nghe cho có”, “nghe nhưng lại quên ngay”.

Kỹ năng lắng nghe là yêu tố tiên quyết khi học cách giao tiếp với sếp

Kỹ năng lắng nghe là yêu tố tiên quyết khi học cách giao tiếp với sếp

Những người cấp trên đều rất muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, chỉ dẫn với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực. Với những nhân viên chịu khó lắng nghe lời nói và góp ý của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ cất nhắc và tín nhiệm bạn hơn.

Khả năng kiềm chế cảm xúc

Đây là một việc khá khó khăn với những bạn có cái tôi cá nhân cao hoặc những người nhạy cảm, khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, khi giao tiếp với cấp trên thì đây lại là kỹ năng cần hết sức chú ý.

Môi trường làm việc sẽ không tránh khỏi những bất đồng, nhưng khi gặp vấn đề tiêu cực trong lúc giao tiếp với cấp trên, trước mắt hãy giữ phép lịch sự tối thiểu là cố gắng bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc của mình. Tuyệt đối không nên tỏ thái độ bất bình, nóng giận lớn tiếng mà hãy bình tĩnh ngồi xuống cùng tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn cũng cần chú ý đến lời nói, hành động cùng ngữ điệu và cường độ giọng nói của bản thân cho phù hợp.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp sếp nhận định bạn là người biết suy nghĩ thấu đáo, trưởng thành và chuyên nghiệp. Nhờ vậy mà mối quan hệ của bạn và cấp trên cũng trở nên tốt đẹp và có khả năng hợp tác lâu dài hơn.

Kiềm chế cảm xúc tốt sẽ tránh khỏi mâu thuẫn không đáng có

Kiềm chế cảm xúc tốt sẽ tránh khỏi mâu thuẫn không đáng có

Không nên xu nịnh

Thêm một nguyên tắc ứng xử nữa cần phải ghi nhớ đó là không nên xu nịnh. Đừng vì muốn được thăng chức nhanh hay được giữ chân lại công ty mà sếp xoay chiều nào cũng tự vặn mình theo chiều ấy dù biết cách làm này không mang lại hiệu ứng tốt.

Khi giao tiếp với cấp trên, hãy chân thành bày tỏ quan điểm, không nên tâng bốc và xu nịnh, cố gắng chứng minh năng lực của bản thân bằng các đóng góp tích cực thay vì là dùng lời nói chiều lòng sếp. Sự chân thành khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp cho bạn được nhìn nhận và đánh giá cao hơn rất nhiều.

Không đưa ra lời phán xét

Cấp trên của bạn cũng là một người bình thường nên sẽ không tránh khỏi những lúc sai lầm, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn đưa ra những lời phán xét về sếp của mình với bất kỳ ai. Tất nhiên bạn có quyền trình bày và nêu ra quan điểm của riêng mình, nhưng ý kiến đó nên mang tính chất xây dựng, vi mục tiêu, lợi ích chung của cả tập thể chứ không phải là những lời chê bai, phàn nàn, gây mất thiện cảm. Điều này sẽ khiến người khác dễ hiểu sai về cấp trên của bạn nhưng đồng thời cũng khiến cho bạn trở thành một người chỉ thích bêu rếu và hay nói xấu người khác.

Không nên nói xấu hay đưa ra lời phán xét về cấp trên và đồng nghiệp

Không nên nói xấu hay đưa ra lời phán xét về cấp trên và đồng nghiệp

Nắm rõ ranh giới

Dù cho trong công việc hay khi giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới cũng cần có sự bình đẳng. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc bạn được đi quá giới hạn cho phép vì dù sao cấp trên cũng là người đại diện, người điều hành và quản lý của bạn. Việc đóng góp ý kiến, nêu quan điểm của bản thân là tốt nhưng chỉ nên dừng lại ở một mức độ nhất định. Không nên can thiệp quá sâu vào những vấn đề không cần thiết, đặc biệt là đời sống cá nhân của cấp trên.

Tạm kết về kỹ năng giao tiếp với cấp trên

Trên đây là một số kỹ năng, nguyên tắc ứng xử cơ bản mà bạn cần nắm khi giao tiếp với cấp trên. Hy vọng rằng các bạn có thể khéo léo ứng dụng vào thực tế để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Đừng quên theo dõi website của tôi và đăng ký các chương trình học để cải thiện kỹ năng mềm của bản thân nhé. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận