Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

Các Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Mà Nhà Lãnh Đạo Cần Biết

by nguyenngockimngan
các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề được nhiều công ty quan tâm. Trong giai đoạn khó khăn, văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực nội sinh, cũng là con dao hai lưỡi; xây dựng cái tốt sẽ tốt lên, và cái xấu cũng sẽ ngày càng xấu đi. Bạn đang muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty, nhưng lại không biết các bước xây dựng thế nào? Vậy hãy cùng tôi xem qua 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp bạn thành công trong bài viết này nhé!

1. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Trước khi đi đến các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hãy cùng tôi xem vì sao doanh nghiệp của bạn lại cần nó. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm giá trị, chuẩn mực đạo đức, triết lý doanh nghiệp, phương pháp quản lý, chính sách … được các thành viên chấp nhận và tuân thủ.

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều về văn hóa doanh nghiệp của họ

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều về văn hóa doanh nghiệp của họ

Để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu thế 4.0 hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những nét văn hóa riêng. Nó không chỉ phù hợp với đặc trưng văn hóa dân tộc, mà còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đó là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhưng trước hết là của người lãnh đạo.

2. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây do Bain & Company thực hiện trên 365 công ty trên khắp châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Có đến 81% người tham gia đồng ý rằng văn hóa kém sẽ có tác động tiêu cực đến tổ chức và dẫn đến năng suất thấp. Tuy nhiên, trong số 365 công ty tham gia cuộc khảo sát, chưa đến 10% thành công trong việc tạo ra một văn hóa doanh nghiệp tích cực.

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể khác nhau giữa các nền văn hóa. Nhưng nhìn chung, mục tiêu của việc xây dựng văn hóa công ty là làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc, thúc đẩy nâng cao năng suất và nguồn nhân lực để nhân viên gắn bó lâu hơn với công ty.

2.1 Bước 1: Xây dựng văn hóa trước khi bạn bắt đầu kinh doanh

Đúng vậy, đây là bước quan trọng để tạo ra một doanh nghiệp ổn định. Văn hóa doanh nghiệp sẽ bắt nguồn từ người sáng lập – bạn. Vì bạn không chỉ là người sáng lập mà còn là người đại diện cho những gì bạn và những người đồng sáng lập tạo ra. Bạn sẽ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến người khác.

Sự gắn kết giữa người lãnh đạo và nhân viên là rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Sự gắn kết giữa người lãnh đạo và nhân viên là rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2.2 Bước 2: Xây dựng văn hóa dựa trên thế mạnh và tính độc đáo của bạn

Một trong các bước quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xác định thế mạnh của công ty bạn là gì. Đó có thể là thế mạnh về sản phẩm, về nguồn cung, …. Hãy tạo dựng văn hóa từ những điểm mạnh và đặc trưng của công ty bạn.

Ví dụ: Nếu người sáng lập là một nhân viên kinh doanh, doanh số bán hàng sẽ là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Người sáng lập sẽ thuê những nhân viên bán hàng giỏi nhất. Ngay cả ở những vị trí khác, anh ta sẽ thuê những người có xu hướng ưu tiên và đã quen làm việc cho khách hàng. Tương tự, nếu những người sáng lập là nhà thiết kế thì bên thiết kế sẽ được đặc quyền. Hoặc nếu người sáng lập là dân kỹ thuật thì mọi người trong công ty sẽ suy nghĩ và quan tâm đến sản phẩm nhiều nhất.

2.3 Bước 3: Xác định các yếu tố sẽ tạo nên văn hóa công ty là bước quan trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Qua các bước trên, ít nhiều bạn vẽ ra cái khung những gì bạn cần để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đến bước này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết bằng cách làm rõ những gì bạn muốn doanh nghiệp của mình trở thành.

Bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi giả định, hoặc thử nghiệm trực tiếp: Thế nào là một nhân viên lý tưởng trong mắt bạn? Khi được yêu cầu ngồi viết những thứ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, nhân viên sẽ chọn viết gì? Họ đánh giá cao những hành vi và kỹ năng nào trong công ty?

2.4 Bước 4: Phát triển văn hóa doanh nghiệp

Cách tốt nhất để truyền bá văn hóa là trở thành một phần của nó, trở thành một tấm gương cụ thể cho mọi người. Nếu sếp luôn đi muộn, làm sao anh ta có thể yêu cầu công ty có văn hóa đúng giờ của người Nhật?

Văn hóa doanh nghiệp không phải tự nhiên mà có, đó là cả một quá trình xây dựng

Văn hóa doanh nghiệp không phải tự nhiên mà có, đó là cả một quá trình xây dựng

Sự phát triển của văn hóa cũng phải được duy trì lâu dài. Ngoài việc duy trì văn hóa, việc tạo ra bầu không khí thoải mái và tích cực trong công ty cũng vô cùng quan trọng. Ngày nay, các công ty rất ưa chuộng các hoạt động team building, …. Đây là một phần trong các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nó không chỉ là những hoạt động giải trí mà còn giúp tạo dựng sự gần gũi, tin cậy giữa mọi thành viên trong công ty; đặc biệt là những người ít có cơ hội làm việc cùng nhau. Khi mọi người hòa thuận hơn, văn hóa cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

2.5 Bước 5: Luôn cởi mở và thẳng thắn trong việc chia sẻ các thông tin là bước quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Hơn ai hết, nhân viên là những người đầu tiên biết công ty đang phát triển hay đang chậm lại. Họ cần biết chuyện gì đang xảy ra, kể cả trong trường hợp xấu nhất. Họ cần một phản ứng cũng như phân tích, nỗ lực và lời khuyên hợp lý để khắc phục tình hình.

Bạn có thể tạo kênh chat hoặc tổ chức các cuộc họp hàng tuần để cập nhật tình hình kinh doanh thông qua các tin tức mới.. Nội dung của cuộc họp nên được chọn lọc để tiết kiệm thời gian cho mọi người.

Ngoài việc cập nhật tình hình, trong các cuộc họp, lãnh đạo nên nhắc nhở nhân viên về mục tiêu và giá trị của công ty. Ở đó bạn cũng có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình bằng những hành động, câu chuyện thiết thực. Đồng thời tìm kiếm cơ hội để lắng nghe mong muốn và mối quan tâm của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp được bảo tồn khi mọi người cảm thấy họ được lắng nghe và có vai trò quan trọng trong tổ chức.

2.6 Bước 6: Thuê đúng người bạn cần

Mặc dù là bước cuối cùng nhưng nếu bỏ qua thì các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước đó của bạn sẽ thành công cóc. Bạn không nên thuê người giỏi nhất – hãy thuê người phù hợp nhất. Khả năng của ứng viên dù tốt đến đâu nhưng nếu không hòa hợp và bắt nhịp được với văn hóa, thì sẽ không thể phát huy hết mà còn ảnh hưởng đến cả công ty.

Quan trọng hơn hết là tìm đúng nhân sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Quan trọng hơn hết là tìm đúng nhân sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Một cách dễ dàng để biết ai đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không là mời họ tham gia vào các hoạt động phù hợp với mọi người. Trong một môi trường thoải mái hơn, mọi người thường biểu đạt nhiều hơn và khả năng quan sát của bạn cũng sẽ đa dạng hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ thuê những người có một nhóm tính cách nhất định. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự đa dạng. Nếu không có sự đa dạng, mọi thứ trở nên kém linh hoạt và sáng tạo hơn rất nhiều. 

3. Tạm kết

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một chiến lược cạnh tranh tất yếu trong thời đại ngày nay; Tuy nhiên, điều này không tự nhiên mà đến. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn tìm ra hướng đi cụ thể và các bước chi tiết trong việc xây dựng văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp của mình.

Nếu thấy hữu ích, hãy theo dõi tôi hoặc truy cập website: dangtuantien.com để đọc thêm nhiều thông tin hơn bạn nhé!

Xem thêm: Các mô hình văn hóa doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận