Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
English EN Korean KO Vietnamese VI

“BẬT MÍ BÍ MẬT” ĐẰNG SAU NHỮNG CÂU HỎI CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG. (Phần 1)

by Trainer Dang Tuan Tien

Người ta có câu “Nói một đằng, làm một nẻo”, tức ám chỉ những người lời nói và hành động trước sau bất nhất, không đáng tin cậy. Nhưng “Xưa rồi Diễm”.
Với nhà tuyển dụng thì sẽ dùng câu khác, đó là câu “Hỏi một đằng, hiểu một nẻo”. Là sao ta?
Ngày hôm nay tôi sẽ bật mí một số ví dụ về “những nẻo đường phù sa” phía sau những câu hỏi của nhà tuyển dụng.

🤔 Câu đầu tiên: “Em vui lòng giới thiệu về bản thân em đi.”

🎯 Câu này có nghĩa là: “Điểm mạnh của bản thân em là gì vậy gái? Sao lại đâm đầu vô cái vị trí này dzậy? Rồi đâu là sự khác biệt của em? Rồi điều gì khiến em thấy em phù hợp với cái vị trí này dzậy, nói chế nghe coi”, vân vân và mây mây.

Ứng viên nào gà mờ (thường là mới đi phỏng vấn một vài lần đầu tiên, kinh nghiệm chưa có, chưa up level) sẽ trả lời thế nào?

Đó là ứng viên sẽ lập cập đọc thuộc lòng như một cái máy mấy cái thông tin đã ghi trên CV hay hồ sơ ứng tuyển: “Dạ thưa chế, em tên là Nguyễn Văn Tèo, em sinh năm 199x, mới tốt nghiệp trường đại học XYZ, chuyên ngành học thuộc lòng và viết văn mẫu ạ.”

Tới đây thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bụng: “Trời quơi, mấy cái này trên CV cưng ghi đầy đủ, chế xem qua nên biết hết rồi, cưng khai lại chi dzậy? Sao không show ra mấy cái nào mà CV chưa ghi như số đo ba vòng, chiều cao, cân nặng, v.v…”

Đấy, ngay câu đầu tiên thôi là đã “tư tưởng lớn không gặp nhau” rồi.

🤔 Câu thứ hai, câu này “chua” nè: “Đâu là điểm yếu của em vậy gái?”

🎯 Thiệt ra câu này ý là “Nói thiệt, chế không có quan tâm điểm yếu của em lắm đâu cưng. Cái chế quan tâm là em trình bày cho chế biết cái giải pháp khắc phục cái điểm yếu đó của em là gì? Và em có để nó ảnh hưởng đến công việc mà chế đang tính tuyển em không? Chứ nhiều khi chế cần tuyển kế toán mà em kêu điểm yếu của em là hay quên hay tính nhầm tiền thì bỏ mợ.”

Ứng viên gà mờ sẽ trả lời thế nào?
📌 Trường hợp một:
Ứng viên dốt văn, lại thêm tính thành thật, sẽ trả lời gọn lỏn: “Dạ thưa chế, điểm yếu của em là… hay tính nhầm ạ.”. Xong tắc tị, không nói thêm câu nào, không hứa hẹn thêm câu nào, ngồi nhìn nhà tuyển dụng với ánh mắt long lanh chân thật. Thì trường hợp này, dù mắt ứng viên có long lanh đến mấy, cũng rất dễ dẫn đến tình trạng đường ai nấy đi.

📌 Trường hợp hai:
Ứng viên được học qua nhiều lớp kỹ năng giao tiếp, đàm phán lắm rồi, cũng coi là có tí kinh nghiệm và công lực, nên trả lời khéo léo hơn: “Dạ thưa chế, điểm yếu của em là tham công tiếc việc (câu này chế nào tuyển dụng nhiều chắc nghe quen nè). Nhiều khi ham làm quá, mà quên cả thời gian. Đêm quên ăn, ngày quên ngủ, đến cả việc đứng dậy đi xả nước cứu thân em cũng không màng, dẫn đến thận yếu, sức khỏe giảm sút ít nhiều.” , vừa nói vừa lấy khăn lau nước mắt, sụt sà sụt sịt.

Nhà tuyển dụng nghe xong, nhíu mày xoáy lại: “Tội nghiệp. Đâu em kể ra một trường hợp cụ thể chứng minh cho chế xem coi.”

Ứng viên nghe xong, tắc tị không biết dẫn chứng cái gì, vì mình học theo bài bản, trên lớp ông thầy dạy kỹ năng của mình cũng chỉ chiêu đến cấp số đó, còn chiêu cao hơn thì… ổng cũng hổng chỉ.
Nên nghĩ hồi lâu, gãi đầu gãi tai: “Dạ em không nhớ hết, nhiều tình huống quá, thôi để em nghĩ rồi hôm nào em kể chế nghe.”

Câu thứ ba: (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Rời Khỏi Bình Luận